Thiết kế khu nghỉ dưỡng hình vỏ sò tạo không gian xanh tại Philippines
Kiến trúc sư Visionary Vincent Callebaut vừa tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về kiệt tác sinh thái mới nhất của mình và đó thực sự sẽ là một dự án thiết kế cảnh quan kết hợp kiến trúc độc đáp gây được tiếng vang trên toàn thế giới. Nautilus là một khu nghỉ dưỡng sinh thái rộng 27.000 m2 được thiết kế cho Palawan, Philippines. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy du lịch bền vững có thể giúp du khách khám phá thế giới tự nhiên thân kì mà không tác động xấu môi trường cảnh quan xung quanh.
Callebaut biến giấc mơ của mình để Nautilus trở thành một cộng đồng mang tính sinh thái bền vững, tự duy trì, tự vận hành một các độc lập bởi hàng loạt các căn hộ và các khách sạn sang trọng, đi kèm với một trường tiểu học và trung tâm thể thao, giải trí. Ngoài ra, đây cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học khổng lồ cho những du khách muốn chung tay bảo vệ và cải thiện môi trường với các kỹ sư, nhà khoa học và các nhà sinh thái học. Đó là một ý tưởng mang tính tiên phong trong việc đẩy mạnh giáo dục sinh thái gắn với phát triên du lịch bền vững giống như kiến trúc sư mô tả về dự án này: “một cách tiếp cận tự nguyện để hoàn trả lại sinh thái”.
Dựa trên sự mô phỏng sinh học, thiết kế được lấy cảm hứng từ “hình dạng, cấu trúc, sử dụng vật liệu thông minh và đặc trưng của hệ sinh thái đặc hữu.” Việc xây dựng và vận hành của phức hợp sẽ hoạt động dưới dạng”zero-emission, zero-waste, zero-poverty”, sử dụng 100% nguyên liệu tái sử dụng hoặc tái chế từ khu vực xung quanh để vận hành. Tất cả các vật liệu được sử dụng trong xây dựng sẽ là các sản phẩm có nguồn gốc sinh học lấy từ sinh khối thực vật. Tảo nhỏ và dầu từ các loại hạt sẽ được sử dụng để sản xuất gạch ốp lát hữu cơ, trong khi đó gỗ được sử dụng lấy từ nguồn gốc địa phương ở trong các khu rừng chịu trách nhiệm về sinh thái.
Thậm chí các căn hộ sang trọng cũng sẽ tự duy trì và vận hành độc lập, chúng đóng một vai trò quan trọng trong hồ sơ năng lượng net-zero của thiết kế. Làng du lịch được xây dựng trên các cọc kính tạo ra năng lượng nhiệt dưới biển cũng như năng lượng thủy triều. Năng lượng này, cùng với các tế bào quang điện, sẽ tạo ra năng lượng đủ để cung cấp cho ngôi làng, cũng sẽ được lắp đặt với các bức tường và mái nhà xanh để tăng sự quán tính nhiệt của tòa nhà và nhằm tối ưu hóa việc kiểm soát nhiệt độ tự nhiên.
Ở phía tây, mười hai tháp xoắn ốc nhỏ với tổng số 164 units được thiết kế để được xây dựng trên cơ sở xoay quay trục của chúng theo hướng của mặt trời, quay 360 độ một lần, cung cấp điểm nhìn tối ưu cho môi trường xung quanh và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng và năng lượng.
Ở phía đông, khu phức hợp sẽ gồm có 12 “bảo tàng-khách sạn” ốc nhỏ được xây dựng bằng bê tông tái chế. Các khách sạn sẽ có các không gian triển lãm khác nhau ở tầng dưới cùng và các phòng nghỉ trên các tầng cao hơn.
Tại trung tâm khu nghỉ mát sẽ là Ngọn núi Origami, dự kiến sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu khoa học và khu vui chơi giải trí. Tòa nhà sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng một khuôn gỗ ghép có thể xếp lớp để tạo ra một số dốc lượn sóng mà khi gấp lại như một cấu trúc khổng lồ.
Một số hình ảnh dự án
Theo EGO Group