EGO’s First Prize Wining in Design Competetion for Landmark of Vung Tau
The winning design of the architectural design competition for the highlight project at Thuy Van Square, part of the Thuy Van Road Improvement Project (Bai Sau, Vung Tau City) has just been announced. The engineers have cleverly recreated the history of Tam Thang village in the design.
Ms. Tran Thi Xuan, Chief of Office of the People’s Council – People’s Committee of Vung Tau City, said that recently, the selection council of the architectural design competition for the highlight project at Thuy Van Square selected design 8 of EGO Vietnam Landscape Architecture Joint Stock Company – EGO Group (headquartered in Thanh Xuan District, Hanoi) to win the first prize.
According to historical records, during the reign of King Gia Long (1802-1820), to control and protect the Ghenh Rai Bay area, Can Gio estuary, the royal court sent 3 “boats” to Vung Tau to guard. The 3 boats included: Thang Nhat boat, Thang Nhi boat and Thang Tam boat. After completing their mission, these 3 boats were discharged by the king and allowed to establish villages on the land they guarded. The name Tam Thang also started from here.
In the design, Master, Architect Oliviero Godi (Association of Architects of Milan, Italy) and his colleagues cleverly took inspiration and recreated the history of the three villages of Tam Thang (Thang Nhat, Thang Nhi and Thang Tam).
Specifically, the overall shape of the structure rises like three bows of a boat facing the ocean, both protecting the land and expressing a strong will. The structure of the symbol consists of triangular pillars arranged on three surrounding triangles representing the three villages of Tam Thang and a hollow triangle in the middle. The lowest pillar is 10.9 m high, the highest pillar is over 31.6 m high, arranged in ascending and increasing elevation.
The highest point of the structure is Mui Vong Canh, about 3.6 m above the square ground. The two sides of the triangle are two staircases leading up to Mui Vong Canh. Below Mui Vong Canh, a semi-basement space with an area of nearly 450 m² is organized to be used as a check-in place, a cafe to refresh, and to serve the entertainment needs of tourists.
The square is about 5,800 m² wide, with steps arranged to combine as an event stage and a water music stage. In the square area, shallow fountains are arranged with an area of about 665 m².
The structure of the pillars is reinforced concrete, covered with mosaic ceramic tiles to create an effect when the light shines on them.
The pillars of different sizes, heights, and lows are arranged to create the effect of a forest of light. At the same time, each pillar also evokes the image of warriors on the Tam Thang boat in the past, standing tall in the face of the storm, affirming the resilient spirit of this historic land.
The two plots of land (No. 165 and 165A Thuy Van Street) are partly used as parking lots, partly as showrooms, cafes, bars & cafeterias, souvenir stalls, partly for fairs and exhibitions, and partly as a museum of Vung Tau historical light.
The project also has an arch-shaped pedestrian bridge connecting the two plots of land (No. 165 and 165A Thuy Van Street) with the square. This is both a pedestrian bridge across the street and a sightseeing bridge, not only creating a seamless connection but also acting as a symbolic welcome gate (Dawn Bridge).
Ms. Tran Thi Xuan, Chief of Office of the People’s Council – People’s Committee of Vung Tau City, added that the competition for architectural designs for a highlight project at Thuy Van Square has attracted 13 units to submit applications with 15 designs.
The Organizing Committee of the competition evaluates the entries according to the following criteria: Complying with approved planning; the design is modern, creating a unique highlight, expressing the identity of Vung Tau City; attractive to community activities; sustainable with the impact of the natural environment and climate change; feasible in terms of technology and construction costs.
Phương án đạt giải Nhất của cuộc thi tuyển phương án kiến trúc công trình điểm nhấn tại Quảng trường Thùy Vân thuộc dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân (Bãi Sau, TP.Vũng Tàu) vừa được công bố. Các kỹ sư đã khéo léo đã tái hiện lịch sử làng Tam Thắng vào phương án thiết kế.
Bà Trần Thị Xuân, Chánh Văn phòng HĐND – UBND TP.Vũng Tàu cho biết, vừa qua, hội đồng thi tuyển cuộc thi tuyển phương án kiến trúc công trình điểm nhấn tại Quảng trường Thùy Vân đã chọn phương án 8 của công ty Cổ phần Kiến trúc Cảnh quan EGO Việt Nam – EGO Group (trụ sở đóng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) đạt giải Nhất.
Theo lịch sử ghi lại, vào thời vua Gia Long (1802-1820), để kiểm soát và bảo vệ khu vực vịnh Ghềnh Rái, cửa biển Cần Giờ, triều đình đã cử 3 “thuyền” đến vùng đất Vũng Tàu trấn giữ. 3 thuyền gồm: thuyền Thắng Nhất, thuyền Thắng Nhì và thuyền Thắng Tam. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 3 thuyền này được nhà vua cho giải ngũ và được cho lập làng trên vùng đất họ trấn giữ. Tên Tam Thắng cũng bắt đầu từ đây.
Trong phương án thiết kế, Thạc sĩ, Kiến trúc sư Oliviero Godi (Hội kiến trúc sư Milan, Ý) cùng cộng sự đã khéo léo lấy cảm hứng và tái hiện lịch sử của ba ngôi làng Tam Thắng (Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam).
Cụ thể, hình dáng tổng thể của công trình vươn cao như ba đầu mũi thuyền hướng ra biển lớn, vừa bảo vệ vùng đất vừa thể hiện ý chí mạnh mẽ. Cấu trúc của biểu tượng gồm các cột trụ hình tam giác sắp xếp trên ba tam giác xung quanh đại diện cho ba ngôi làng Tam Thắng và một tam giác rỗng ở giữa. Cột thấp nhất cao 10,9 m, cột cao nhất hơn 31,6 m, sắp xếp theo cốt cao độ đi lên và tăng dần.
Điểm cao nhất của công trình là Mũi Vọng Cảnh, cao khoảng 3,6m so với mặt sân quảng trường. Hai cạnh tam giác là 2 cầu thang đi lên Mũi Vọng Cảnh. Phía dưới Mũi Vọng Cảnh tổ chức không gian bán hầm với diện tích gần 450 m² để tận dụng làm nơi check-in, cafe giải khát, phục vụ nhu cầu giải trí của du khách.
Phần quảng trường rộng khoảng 5.800 m², bố trí các bậc cấp kết hợp làm sân khấu tổ chức sự kiện và sân khấu nhạc nước. Trong khu vực quảng trường bố trí các đài phun nước cạn với diện tích khoảng 665 m².
Kết cấu các trụ cột là bê tông cốt thép, ốp gạch gốm mosaic để tạo hiệu ứng khi ánh sáng chiếu vào.
Các cột to nhỏ, cao, thấp khác nhau sắp xếp để tạo hiệu ứng khu rừng ánh sáng. Đồng thời, mỗi cột trụ còn gợi hình ảnh những chiến binh trên thuyền Tam Thắng năm xưa, hiên ngang trước sóng gió, khẳng định tinh thần kiên cường của vùng đất lịch sử này.
Hai lô đất (số 165 và 165A đường Thùy Vân) được sử dụng một phần làm bãi đậu xe, một phần làm cửa hàng trưng bày, quán cà phê, bar & cafeteria, quầy lưu niệm, một phần dành cho hội chợ, triển lãm, một phần làm bảo tàng ánh sáng lịch sử Vũng Tàu.
Công trình còn có cây cầu đi bộ hình vòng cung kết nối giữa 2 khu đất số 165 và 165A đường Thùy Vân) với quảng trường. Đây vừa là cây cầu đi bộ qua đường, vừa là cây cầu ngắm cảnh, không chỉ tạo sự kết nối liền mạch mà còn đóng vai trò như cổng chào biểu tượng (Cầu Hừng Đông).
Bà Trần Thị Xuân Chánh Văn phòng HĐND – UBND TP.Vũng Tàu thông tin thêm, cuộc thi tuyển phương án kiến trúc công trình điểm nhấn tại Quảng trường Thùy Vân đã thu hút 13 đơn vị nộp hồ sơ dự thi với 15 phương án dự thi.
Ban Tổ chức cuộc thi đánh giá phương án dự thi theo các tiêu chí: Tuân thủ quy hoạch đã được duyệt; phương án thiết kế có tính hiện đại, tạo điểm nhấn độc đáo, thể hiện bản sắc của TP.Vũng Tàu; có sức hấp dẫn các hoạt động của cộng đồng; bền vững với tác động của môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu; khả thi về mặt kỹ thuật công nghệ và kinh phí xây dựng.