Turning the harbor into an amusement park with many cultural values – Shanghai shipyard riverside park / Biến bến cảng thành công viên vui chơi mang lại nhiều giá trị văn hóa – Shanghai shipyard riverside park

Landscape design is extremely important for any project. The transformation of a boring port into a green and colorful amusement park has been shown by the architect very impressively in the following project:

Thiết kế cảnh quan mang vị thế vô cùng quan trọng đối với bất kỳ dự án nào. Việc biến một bến cảng tẻ nhạt thành một công viên vui chơi xanh mát và mang nhiều màu sắc văn hóa đã được KTS thể hiện vô cùng ấn tượng trong dự án sau:

 

Sông Hoàng Phố, được khai quật bởi Xuân Thân quân trong thời Chiến quốc tại Trung Quốc, có độ dài 113km chảy dài qua Thượng Hải, Trung Quốc. Nhờ vào vị trí địa lý độc đáo và lợi thế hàng hải, sông Hoàng Phố là nơi lý tưởng cho nhà máy, bến cảng và kho chứa từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 và cũng là lựa chọn đầu tiên cho những ngành nghề với quy mô lớn như lắp ráp tàu thủy.

Là một phần của chiến lược “xanh hóa” mới dài 45km dọc theo bờ sông Hoàng Phố và mang lịch sử của nền hải quan từ năm 1862, một xưởng đóng tàu từng nằm chủ yếu ở đồng bằng Phố Đông được cải tạo thành một “Performance Park” dài 1km hướng ra sông. Vườn cỏ theo bậc thang, nhà hát vòng tròn, đầm cùng mạng lưới đường bộ cao dần từ ven sông là giải pháp để tạo ra diện tích công cộng và hạn chế thiệt hại khi sang mùa lũ.

Hiện giờ, Shanghai Shipyard Riverside Park chỉ là một phần của một ý tưởng lớn hơn về cải thiện cuộc sống thành thị nhộn nhịp ven sông Hoàng Phố. Gần đây vùng đô thị của Thượng Hải đã tiến hành cuộc mở rộng với quy mô 21km ở phía Đông vùng đồng bằng sông Hoàng Phố đến ven bờ. Như vậy, nó đã mở ra cách sống mới giữa khu nhà dân và con sông, đồng thời tạo ra hàng loạt diện tích mới được khai phá thành các công viên công cộng và những con đường làm sinh động những con đường ven bờ trước bỏ hoang và bị công nghiệp hóa nặng nề. Sự liên kết của con sông với thành phố đã tạo lên một làn gió mới cho đời sống cũng như tạo sự mới mẻ cho Thượng Hải.

Tầm quan trọng của công trình đối với diện mạo của thành phố phồn thịnh nhất Trung Quốc đồng nghĩa với việc thiết kế của nó phải đạt được yêu cầu của chính phủ về cả hai bên của con sông. Những tuyến “đường chính”, “đường khám phá” và “đường thể thao” trải dài trong công viên và cần hài hòa với hiện trạng xung quanh.

Trong công viên có 2 công trình kiến trúc có vai trò to lớn: Trung tâm triển lãm Shanghai Lujaizui (thiết kế bới OMA) và nhà hát được tái tạo từ nhà máy công nghiệp (thiết kế bởi Kengo Kuma).

Trung tâm triển lãm Shanghai Lujiazui được xây dựng trên cái “nôi tàu”, nằm ở đúng vị trí mà trước đây, tàu thủy được thi công và lắp ráp rồi chạy ngay trên sông Hoàng Phố, mang ý nghĩa sâu sắc đối với ngành hải quân mà đã đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của Thượng Hải. Cái cầu cho chiếc “nôi” đó giờ là nhà hát vòng tròn với thiết kế bên ngoài như phông nền đa bối cảnh cho những buổi diễn ngoài trời như chiếu phim hay show diễn thời trang.

Quảng trưởng bên cạnh trung tâm được sử dụng cho những lễ hội với quy mô lớn như nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội bia, chợ Giáng Sinh, chạy marathon hay cả đua xe… Quảng trường gồm hai khu vực ngoài trời chính: Khu lát gạch xanh nước biển và khu có hồ, chia ra bởi lưới cây Sapindus bao xung quanh. Họa tiết của gạch xanh lát dưới những tán cây là tượng trung cho mối quan hệ giữa sông Hoàng Phố (hay của nước) với vùng đất nơi đây, gắn bó từ lâu về trước và sẽ còn khăng khít về tương lai. Ngoài ra, màu sắc này còn làm tươi tắn quảng trường ở nơi được biết đến về những ngày u ám.

Trung tâm của quảng trường là đài phun nước, đẩy mạnh hoạt động, nhất là trong các sự kiện khi người dân tập trung quanh đài phun mát mẻ, tạo nhịp điệu sôi động trong trung tâm của công trình. Họa tiết ở đáy hồ là mặt cắt của một chiếc tàu được xây tại nơi đây, được khắc vào tỉ mỉ bằng la-de trên mặt đá hoa cương để tưởng nhớ về ngành nghề phát triển này. Có những lúc đài phun ngừng hoạt động để nhường chỗ cho những hoạt động đặc biệt theo mùa như chợ hay hội chợ nghệ thuật. Cả mục đích lẫn thử thách về công trình này là xây dựng được một khu công cộng thân thiện với người đi bộ và quan trọng nhất là bao hàm được cả khía cạnh về xã hội cũng như văn hóa từ quá khứ nhưng vẫn hứa hẹn một cuộc sống hiện đại, mới mẻ cho những ai sinh sống ở nơi giàu lịch sử từ một thời đã qua này.

 

Landscape design: DLC

Architect: OMA (Exhibition Centre) & Kengo Kuma (Music Hall)

Project location (Street, City, Country): Huangpu River Edge, Shanghai China

Completion: 2019

 Theo Cao Thùy Trang – EGO Group

Landezine.com