Why do cities exist, and what makes them grow? / Tại sao những thành phố tồn tại, và điều gì làm cho chúng phát triển?

 

In this video, Wendover Productions tries to explain some simple but rarely asked questions about cities: Why do cities exist? What creates exponential growth over time in each city’s unique way? To answer these questions, the video puts forward the idea that, although somewhat paradoxical, the formation and development of cities is a natural phenomenon, which also raises some Interesting suggestion about  future city planning.

Trong video này, Wendover Productions đã thử lý giải một số câu hỏi đơn giản nhưng hiếm khi được hỏi về thành phố: Tại sao thành phố lại tồn tại? Điều gì tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân qua thời gian theo cách riêng của mỗi thành phố? Để trả lời những câu hỏi này, video đưa ra ý tưởng rằng, mặc dù có phần nào đó khá nghịch lý, nhưng việc hình thành và phát triển của các thành phố là một hiện tượng tự nhiên, điều đó cũng đưa ra một số gợi ý thú vị về  quy hoạch thành phố trong tương lai.

Wendover Productions khám phá ý tưởng về định luật Zipf, trong đó tuyên bố rằng trong mỗi quốc gia, dân số của thành phố lớn thứ hai sẽ là khoảng một nửa dân số của thành phố lớn nhất, dân số của thành phố lớn thứ ba sẽ khoảng một phần ba dân số của thành phố lớn nhất, v…v… Nói cách khác, dân số của một thành phố xấp xỉ tỷ lệ nghịch với cấp bậc của nó. Hiện tượng toán học không chỉ đúng với sự phân bố của quần thể ở các thành phố, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới của chúng ta: bảng xếp hạng các từ ngữ phổ biến nhất, đường kính của các miệng hố núi lửa trên mặt trăng, các nước đi trong cờ vua được sử dụng nhiều nhất … Tất cả những điều này dường như tuân theo định luật Zipf, và dường như không có câu trả lời rõ ràng cho lý do tại sao. Điều này cho thấy sự phân bố mật độ dân số trên toàn thế giới theo luật tự nhiên và phát hiện này có thể đóng vai trò quyết định trong việc thiết kế các thành phố của chúng ta.

Nếu chúng ta biết rằng “cấp bậc” của mỗi thành phố trong một quốc gia có khả năng thay đổi thấp, vậy làm thế nào để thay đổi quy hoạch thành phố? Video này mô tả các thành phố là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên”, trong đó con người chọn nơi tối ưu để sống sau khi lối sống du mục không còn cần thiết, và những khu định cư này đã “tiến hóa” thành các thành phố của chúng ta như bây giờ. Nó cho thấy sự tồn tại của các thành phố theo nguyên tắc “tốn ít sức lực nhất”, nơi mà người dân đông đúc vào các thành phố vì dân cư đông đúc có hiệu quả trong việc tạo ra thương mại và thu nhập. Nếu các doanh nghiệp có vị trí gần những doanh nghiệp khác, người lao động sẽ tập trung về khu vực đó để tìm kiếm việc làm, sau đó sẽ dẫn đến các doanh nghiệp khác chuyển đến các thành phố này để có thể thuê nhân viên giỏi nhất. Tình huống tuần hoàn này tạo ra một bộ phận lao động chung và hiệu quả kinh doanh và hợp tác hiệu quả hơn giữa các công ty và người lao động.
Trong phân tích sự tương quan có thể giữa sự giàu có và dân số thành thị, các nước giàu nhất trên thế giới được coi là có tỉ lệ dân số sống ở thành phố cao nhất. Ngược lại, các nước có GDP thấp nhất cũng là những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất. Mặc dù các số liệu thống kê không cho thấy mối tương quan hoàn hảo, nhưng thực tế này cho thấy rằng các thành phố tồn tại bởi vì họ có khả năng tạo ra sự giàu có. Các thành phố tạo ra hiệu quả, từ đó tạo ra sự giàu có. Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với kiến trúc sư quy hoạch? Dựa theo ý tưởng cho rằng mật độ dân
số gần như là một điều đã được định đoạt từ trước, hiện tượng tự nhiên này cho chúng ta một điểm khởi đầu trong cách chúng ta nhìn vào các thành phố và tăng trưởng dân số.

Video này cũng đề cập đến vấn đề khu vực ngoại ô, nơi đã phát triển do cách thức tiếp cận phương tiện giao thông đã trở nên rộng rãi hơn. Khi các thành phố của chúng ta tiếp tục tăng trưởng và các điểm cực dân số cao (như các siêu đô thị) sẽ là một điều không thể tránh khỏi, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta phân tích, nhìn nhận, đánh giá và tái thiết kế thành phố?

Theo Phương Yến – EGO Team