The role of landscape architects in the design of traffic islands / Vai trò của kiến trúc sư cảnh quan trong việc thiết kế các đảo giao thông

In the last decade or two, traffic islands (roundabouts) have become a common phenomenon in Europe, bringing with them a  series of problems, above all related to their number, location and controlling factors. Decorative engravings are placed in the centers of traffic islands.

For these reasons, we organized a symposium on this phenomenon at the Museum of Modern Art in Ljubljana, Slovenia. The program includes local experts from the fields of social sciences and planning, architectural and spatial design. We asked questions about the number and location of traffic islands in relation to the spatial and social context, as well as the decorative element in the center of the roundabout. I was hoping some ideas would emerge, telling us how and what to think when we deal with this traffic element as landscape architects.

 

Trong một hoặc hai thập kỷ gần đây, đảo giao thông (bùng binh) đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở châu Âu, mang đến  một loạt vấn đề, trên hết liên quan đến số lượng, vị trí và các yếu tố điêu khắc trang trí được đặt ở trung tâm các đảo giao thông.

Vì những lý do này, chúng tôi đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về hiện tượng này tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Ljubljana, Slovenia. Chương trình bao gồm các chuyên gia địa phương từ các lĩnh vực khoa học xã hội và quy hoạch, thiết kế kiến trúc, không gian. Chúng tôi đã đặt câu hỏi về số lượng và vị trí của các đảo giao thông gắn với bối cảnh không gian và xã hội, cũng như yếu tố trang trí ở trung tâm bùng binh. Tôi đã hy vọng một số ý tưởng sẽ xuất hiện, cho chúng tôi biết làm thế nào và suy nghĩ gì khi chúng ta ứng xử với yếu tố giao thông này với tư cách là một kiến trúc sư cảnh quan.

Những vấn đề chính

Những ngã tư hay nút giao thông thông thường có thể gây ra 32 điểm rủi ro cho tai nạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người đi bộ có nguy cơ bị xe đâm vào cao hơn so với đường băng qua đường thông thường. Do hình dạng của các bùng binh, thường đòi hỏi người đi bộ nhiều hơn đối với người đi bộ, vì họ phải đi bộ một khoảng cách xa hơn so với lối băng qua nút giao thông thường.

Các bùng binh có vẻ là yếu tố giao thông thân thiện với môi trường trong ngắn hạn so với đường giao cắt thông thường, vì các phương tiện không cần dừng lại , mà vẫn lưu thoongkhi qua bùng binh. Tuy nhiên, nhà xã hội học Aidan Cerar nhấn mạnh rằng, về lâu dài, trong khi họ cải thiện các điều kiện cho giao thông trên đường, chúng ta nên cải thiện các điều kiện cho các đoàn tàu, về mặt tác động môi trường thân thiện hơn nhiều.

Vòng xuyến và bùng binh cũng cải thiện lưu lượng giao thông đáng kể. Tuy nhiên, Cerar nhấn mạnh thêm rằng lưu lượng giao thông được cải thiện bởi các bùng binh sẽ chỉ càng làm tăng nhiều xe hơn trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng kẹt xe tương tự theo thời gian.

Rất ít bùng binh có đường dành cho người đi bộ và chỉ số ít bùng binh là có không gian bên trong để tạo ra các không gian chức năng. Nếu chúng ta không thể sử dụng không gian bên trong bùng binh thì đó có được coi là một dạng không gian công cộng không? Nếu chúng ta muốn cải thiện không gian bùng binh này bằng cách tạo thêm các yếu tố điêu khắc hoặc mĩ thuật thị giác thì chúng ta không nên tập trung vào không gian dành cho người đi bộ nơi mọi người có thể gặp gỡ, giải trí và tương tác, thay vì tập trung vào các không gian dành riêng cho ô tô nơi mọi người lái xe mà họ chỉ sử dụng trong vài giây?

Yếu tố trang trí

Các yếu tố trang trí được đặt ở các bùng binh xuất được thiết kế theo rất nhiều kiểu: tượng điêu khắc, các thương hiệu, tượng đài, yếu tố trang trí liên quan đến di sản văn hóa địa phương, hay thảm thực vật, v.v. Các bùng binh này chỉ là những không gian, chúng có sự thu hút và ý nghĩa về thị giác. Chúng thường đặt ở vị trí có sức hút trên các con đường làm tăng thêm sự hoành tráng của vật thể được đặt tại vị trí cụ thể đó.

Trong hầu hết các trường hợp, dù bạn không phải là một kiến trúc sư, bạn cũng có thể dễ nhận ra rằng những vật thể này chỉ là công cụ – nói cách khác chúng là một vật trang trí gửi đi những thông điệp đôi khi ngây thơ hoặc không rõ ràng. Tác phẩm điêu khắc và các vật thể khác được đặt trong các đường vòng cuối cùng được bao quanh bởi tín hiệu giao thông thường có màu sắc mạnh. Kết quả là một hỗn hợp rất nhiều thứ được thiết kế mà chưa có sự cân nhắc về màu sắc, hình dạng và thông điệp truyền tải tới người xem.

Việc trang trí trong các bùng binh cũng có thể được gây ra bởi sự ngổn ngang của vùng ngoại ô, sự giống nhau và thiếu đi yếu tố khác biệt và ý nghĩa ở mỗi vị trí. Những vật trang trí này không đóng vai trò trong việc tạo thành biểu tượng nhận dạng và rõ ràng là những cột mốc rất cần thiết. Kiến trúc sư cảnh quan chắc chắn có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề đặc biệt này ở tầm vĩ mô tổng thể toàn diện và ở quy mô lớn hơn.

Yếu tố trang trí là những dấu hiệu chỉ thị nhưng thật đáng buồn, được chiếu lên những nơi mọi người lái xe ngay lập tức, giống như một cái gì đó mọi người lướt qua trên phương tiện truyền thông xã hội. Những nơi có ý nghĩa nên nhấn mạnh cuộc họp và tương tác, và không chỉ đơn thuần là sự phô trương.

Những câu hỏi chính mà các diễn giả nhấn mạnh phần lớn đề cập đến bản chất của quá trình đề xuất và thiết kế cho các bùng binh này. Chi phí xây dựng chúng  không quá đắt, chúng được mọi người nhìn thấy và việc xây dựng chúng mang lại ấn tượng về một chính quyền chăm chỉ, đặc biệt là trong thời gian trước cuộc bầu cử. Nhưng ngay cả các nhà chức trách cũng lặng lẽ nhận thức được rằng bản chất của việc sắp đặt các yếu tố trang trí vào bên trong bùng binh, vì vậy họ thường tìm nhà tài trợ để làm việc này.

Miguel Alvarez Martinez từ Naci Rotonda nhấn mạnh rằng ở Tây Ban Nha, những tác phẩm nghệ thuật đặt trong các bùng binh cũng là một thứ có thể tạo tham nhũng, bởi vì nghệ thuật có thể được định giá cao và sau đó được mua bằng tiền công dưới sự giả vờ cải thiện chất lượng không gian công cộng.

Nhà sử học về nghệ thuật Beti Zerovc đã chỉ ra một ví dụ gần Bled, Slovenia, đài tưởng niệm nhạc sĩ người Srilanka, anh em nhà Avsenik được đặt trong một bùng binh tại địa phương. Tác giả là một nhà thiết kế địa phương (không phải kiến trúc sư), và kết quả là một loại bài viết phản đối những tác phẩm điêu khắc hiện đại này được viết ra, cho rằng chúng không phù hợp với cộng đồng văn hóa polka cũng như với phần còn lại của công chúng. Vì vậy, nếu không ai thích nó (trớ trêu thay, chính xác bởi vì nó được thiết kế theo cách mà mọi người nên thích nó), vậy thì nó dành cho ai?

Những đề xuất và hướng giải quyết

Về lâu dài, các đảo giao thông không phải là giải pháp bền vững nhất. Dù có hay không có yếu tố trang trí, thì các bùng binh này chỉ là những yếu tố giao thông, chúng dành cho người đi xe mà chúng không làm tăng thêm chất lượng của không gian dành cho người đi bộ.

Tác phẩm điêu khắc và đồ vật đang được sắp đặt trong bùng binh mà không có một sự bầu chọn, đánh gia công khai thích hợp của cộng đồng. Một giải pháp được đề xuất là cần cải thiện các quy định thiết kế, phê duyệt và xây dựng chúng thành các cuộc thi thiết kế. Hơn nữa, các thiết kế cũng cần được truyền thông công khai, rõ ràng bởi các tờ báo hoặc đài phát thanh địa phương. Một buổi thuyết trình công cộng hoặc hội thảo cũng nên được tổ chức định kì để kịp thời can thiệp hoặc điều chỉnh các thiết kế bất hợp lí trước khi chúng được xây dựng theo kế hoạch.

Một đề nghị khác là tạo ra một kênh trực tuyến sẽ giải quyết vấn đề này, đưa ra thảo luận công khai và thúc đẩy thảo luận đa ngành về các thiết kế bùng binh. Trang web hội thảo chuyên đề krozisca.si (bằng tiếng Slovenia) đang được tạo ra và có những khát vọng làm nên những điều như vậy.

Nhiều người trong chúng ta mong muốn tất cả những tác phẩm sắp đặt khủng khiếp này bên trong bùng binh sẽ không bao giờ xảy ra. Mặt khác, đôi khi chúng được cộng đồng địa phương chấp nhận tốt bất kể chúng trông như thế nào. Theo đó, nếu mọi người thực sự muốn các bùng binh trở thành yếu tố điểm nhấn cho mỗi địa phương, những tác phẩm này nên được tài trợ bằng tiền công. Trong trường hợp đó, việc điều chỉnh chúng sẽ dễ dàng hơn và lấy ý kiến của số đông cộng đồng dân cư, giúp các thiết kế tốt hơn.

Không cần phải nói, các kiến ​​trúc sư cảnh quan có kiến ​​thức để sắp đặt, truyền tải thông điệp và thiết kế cácđảo giao thông với tất cả các vấn đề này một cách toàn diện nhất. Mỗi vùng, mỗi quốc gia có các quy định khác nhau nhưng xem xét đến kết quả cuối cùng, thì các kiến trúc sư cảnh quan nên tham gia nhiều hơn vào việc này.

This article is based on the contributions by speakers at The Symposium About Roundabouts that was organized on October 23rd in the auditorium of the Museum of Modern Art in Ljubljana. Participating speakers were: landscape architects Ana Kučan and Darja Matjašec, art historian Beti Žerovc, curator Goran Milovanović, artist Zoran Srdić, architect and curator Matevž Čelik, Chief architect of Ljubljana Janez Koželj, sociologist Aidan Cerar, sociologist and politician Pavel Gantar, traffic experts Tomaž Tollazzi and Miguel Álvarez Martínez, philosopher Mateja Kurir and authors of the Top Location project, photographer Jaka Babnik and curator Miha Colner.

Bài viết này dựa trên sự đóng góp của các diễn giả tại Hội nghị chuyên đề về Hội nghị bùng binh được tổ chức vào ngày 23 tháng 10 tại  Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Ljubljana. Các diễn giả tham gia gồm có: các kiến trúc sư cảnh quan Ana Kučan và Darja Matjašec, nhà sử học nghệ thuật Beti Zerovc, nhà nghiên cứu nghệ thuật Beti Žerovc, nhà nghiên cứu nghệ thuật Goran Milovanović, nghệ sĩ Zoran Srdić, kiến trúc sư và nhà quản lý của nhà văn Matjž Tomaž Tollazzi và Miguel Álvarez Martínez, triết gia Mateja Kurir và các tác giả của dự án Top Location, nhiếp ảnh gia Jaka Babnik và giám tuyển Miha Colner.