Uniting a divided city / Liên kết một thành phố bị chia cắt

Uniting a fragmented city in developing country?

I am personally pretty much confident that the future development of many cities in the world can be described as follows: the most livable cities and the cities with people’s highest happiness indicator are the ones that can offer many high-quality public spaces and those spaces are accessible to everyone. However, most of the cities in third world countries like Vietnam are not able to afford this due to priorities for GDP growth, without taking into account the benefit of sustainable development. This argument is aimed to highlight some fundamental problems in order to find the ways to help cities in developing countries to expand their public spaces to achieve this goal.

Cá nhân tôi tin tưởng rằng tương lai phát triển của những thành phố trên thế giới có thể được mô tả như sau: những thành phố đáng sống nhất và người dân có chỉ số hạnh phúc cao nhất là những thành phố có nhiều không gian công cộng với chất lượng cao cũng như khả năng tiếp cận dễ dàng. Tuy nhiên, hầu hết những thành phố tại những nước đang phát triển như Việt nam khó có thể đạt được điều này vì những ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế mà không cân nhắc đến tầm quan trọng của phát triển bền vững. Mục đích của bài viết này là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhằm tìm ra giải pháp để thành phố ở những quốc gia này có thể mở rộng những không gian công cộng.

Jason, one of the teachers of English living in Vietnam, he has been observing the life in Hanoi, Vietnam for half year and he clearly recognizes the differences between his home city – London and Hanoi. He said to me that, London and Hanoi to some extends, have many things in common: area, population. According to him, the quality of life in London center is the same everywhere. But in Hanoi’s center, life differs from place to place, you can find a block of high rise buildings among a shanty town, you might be travelling in a clean, clear green road then it suddenly turns in to a bumpy, polluted, chaotic road. Furthermore, probably there is a luxury residential area on one side of the boulevard and a slumdog area exists on the other side. The fact is that, Hanoi is a fragmented city in term of life livability,interm of infrastructure quality and interm of rich and poor. Obviously speaking, there is a high contradiction inside this city and at the moment, there is no glue and connection to blur this gap, the city is still stuck in its paradox.

Jason, một giáo viên dạy tiếng Anh, anh đã sống ở Việt Nam được hơn nửa năm. Jason có thể nhận ra rõ ràng sự khác biệt giữa thành phố quê hương của anh- London và Hà Nội. Anh cho biết, London và Hà Nội ở một mức độ nào đó, có những điểm chung: về diện tích, dân số. Theo anh, chất lượng cuộc sống ở London đồng đều ở mọi nơi. Nhưng ở khu vực nội đô Hà Nội, chất lượng cuộc sống ở nhiều nơi không như nhau, chẳng hạn như một khu chung cư hiện đại có thể mọc lên giữa một khu nhà ở cũ kĩ, lộn xộn. Hoặc khi đang lưu thông trên một con đường xanh, sạch đẹp bất thình lình trở thành một con đường gồ gề, ô nhiễm… Ngoài ra, trên một đại lộ, có thể một bên là khu đô thị hạng sang và bên kia đường là một khu nhà ở của những người lao động nghèo khổ. Sự thật là, Hà Nội là một thành phố bị phân chia về khía cạnh chất lượng cuộc sống, về chất lượng cơ sở hạ tầng, về khoảng cách giàu và nghèo. Có thể nói rằng, có một sự tương phản cao trong thành phố và hiện tại đang thiếu đi sự kết nối, sự kết dính để xóa nhòa ranh giới này, thành phố vẫn mặc kẹt trong nghịch lý của nó.

 

As being said above, by learning from many cities in the world, a better way to solve this problem is to create as many public spaces and “physical connections” as possible. They will act as a magnet to everything, people will cross their life each other and interact. Those are the places important to city life, they keep the cities in balance.

Như được nhắc đến ở trên, bằng cách học từ những thành phố trên thế giới, một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này là tạo ra thật nhiều không gian công cộng và những kết nối vật lý càng tốt. Chúng sẽ đóng vai trò như những cục nam châm tới mọi thứ, mọi người sẽ có cơ hội tương tác với nhau hơn. Những không gian công cộng này rất quan trọng với thành phố, chúng giữ cho thành phố được cân bằng.

However, for a fast growing city such as Hanoi or Ho Chi Minh city, expanding public spaces is mostly unreachable and this is not included in the city municipality’s vision. For the citizen, ironically speaking, it is extremely rare to witness their willingness to sacrifice their goal land for public space, it is almost unreasonable. I myself turn my hope to the real estate investors. Recently, I have been witnessing a significant change in real-estate sector, more and more new urban residential areas have been built that offer better quality of life.

Mặc dù vậy, đối với những thành phố đang phát triển nóng như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng không gian công cộng là điều rất khó thực hiện và chính quyền thành phố cũng không có một tầm nhìn cho vấn đề này. Vì vậy, tôi đặt kỳ vọng sang những nhà đầu tư bất động sản. Gần đây, tôi đã chứng kiến một sự tăng trường đáng kể trong lĩnh vực này. Càng ngày càng có nhiều những dự án khu đô thị được xây dựng với chất lượng sống được cải thiện từng ngày.

The old ones back to 1990s are boring, they can only offer very basic demands, there are not many programs and social activities, the citizen’s living standard is pretty low if compared to developed countries. There are not many things for you to expect, just a place to live. In addition, the investors, after operation, they rarely care about the life of people in their space in the long term. In my opinion, the quality of life in term of social aspect does not perform better than the urban area built in 1970s that followed “Soviet style” as these spaces don’t care about life between buildings.

Nói về những khu đô thị được xây dựng trong những năm 1990, những nơi này khá nhàm chán vì chúng chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của con người về chức năng và các hoạt động xã hội, về cơ bản, chất lượng sống rất thấp nếu so sánh với các nước công nghiệp phát triển. Ngoài ra, sau khi đưa vào khai thác và vận hành, nhà đầu tư hầu như không còn quan tâm tới cuộc sống của các cư dân. Theo quan điểm của riêng tôi, những khu đô thị này về khía cạnh xã hội học nếu so sánh với những chung cư được xây vào thập niên 1970 của thế kỷ trước theo phong cách Xô viết cũng không có nhiều khác biệt, cả hai đều có một điểm chung là không quan tâm tới cuộc sống giữa các công trình.

In contrary to the old towns, the new residential area built after the economic crisis 2008 are more advanced and far more interesting than their counterparts. At a glance, when you step inside these areas, you might see a better world, you see people enjoying public spaces, many activities are integrated. But with a deeper observation, it is clear to see that, these public spaces are trying to set up a physical barrier as a wall to the surrounding context. In some new urban areas such as, Royal city, Time city in Hanoi, people from the outside can access from the main gates, the rest is a super high wall wrapping around like a prison that completely blocks itself from the small dwelling outside. The situation is getting worse if you visit Vinhome riverside (all of the examples are developed by Vingroup), these area called :” gated community” as you need to have permission to get inside. From an overall perspective, I suppose that, the first kind is more useful for the cities with limited condition, people still have accessibility to use public space. On the other hand, the walls surrounding these urban areas undoubtedly divide the city into many pieces, rich and poor, formal and informal, dirty and clean. The cities can have more and more public spaces like these but those on the other hand weaken the physical connections and social connections for the city. As a result, social inequality will take over city space. In other word, a city with that condition can be recognized as “unsustainable city”

Trái ngược lại với những khu đô thị cũ kĩ, những khu đô thị mới được đầu tư gần đây có chất lượng sống tốt hơn rất nhiều. Thoạt nhìn, khi đến thăm những khu ở mới này sẽ thấy một thế giới khác biệt, không gian công cộng rất được trú trọng, có nhiều không gian và tiện ích cho mọi người thư giãn và tương tác. Tuy nhiên, với một sự quan sát kỹ lưỡng và sâu sắc hơn, những “không gian công công riêng tư” này có một ranh giới vật lý với bối cảnh xung quanh. Tại những khu đô thị mới như Royal city hay Time city ở Hà Nội, mọi người vẫn có thể tiếp cận các quảng trường thông qua những cánh cổng, phần còn lại là những bức tường ngăn cách với nhà cửa của những hộ dân sống xung quanh đó. Mọi thứ càng trở nên chia cách hơn với những khu đô thị đóng, tại những nơi thượng lưu như vậy, muốn đi vào trong thì phải có sự cho phép  của nhân viên bảo vệ. Xét trên một góc nhìn tổng thể, tôi cho rằng những khu đô thị mới mang lại chất lượng sống tốt hơn hẳn cho con người. Nhưng ở mặt khác, việc thiếu đi sự kết nối với bối cảnh đã chia cắt thành phố thành những miếng nhỏ, tại ra sự phân hóa giàu và nghèo, lộn xộn và quy củ, sạch sẽ và ô nhiễm. Với tình trạng như vậy, thành phố không thể phát triển bền vững được.

What can we do to solve these problems ?. From personal point of view, we need a visionary leader to organize the city in the right way in order achieve sustainable development. We should learn more from good examples around the world such as Bogota or Madeline in Colombia, within 2 generations of mayors, these cities have been completely transformed into something the world called: miracle. The success are the result of sequences of actions. At first, they changed people’s awareness and mentality. Then they gradually changed city life by implanting many open, accessible public spaces. Public transportation system had been improved an modernized for millions of commuters. The point is that, although the city changed mayors, but they (mayors) still kept targeting a long-term goal. That makes the differences.

Với vấn đề trên, chúng ta cần phải làm gì để giải quyết ? Từ quan điểm cá nhân, theo tôi, chúng ta cần những nhà lãnh đạo có tầm nhìn để tái tổ chức lại thành phố  theo hướng phát triển bền vững. Chúng ta cần học hỏi từ thành phố ở những nước đang phát triển như Bogota và Madeline tại Colombia. Ở những nơi này, chỉ trong vòng 2 đời thị trưởng, hai thành phố kể trên đã chuyển mình mạnh mẽ, được cả thế giới ngưỡng mộ. Thành công của họ là thành quả của một chuỗi những hành động. Trước tiên họ thay đổi ý thức của con người. Sau đó họ dần dần thay đổi thành phố bằng cách cấy ghép vào trong đó những không gian công cộng, những không gian đó ai cũng có thể tiếp cận được. Hệ thống giao thông vận tải đã được đầu tư, hiện đại hóa theo hướng chi phí thấp, giúp cho phần lớn người dân sử dụng được. Và điều cốt lõi là, mặc dù thành phố đã thay đổi nhiều đời thị trưởng, họ vẫn theo đuổi những chính sách lâu dài, họ bền chí đạt được mục tiêu phát triển qua nhiều thế hệ. Đó là sự khác biệt cơ bản của họ với chính quyền Hà Nội.

Pictures of Mariposa square in Bogota, Colombia before 

Pictures of Mariposa square in Bogota, Colombia before transformation

Mariposa square in Bogota, Colombia

Pictures of Mariposa square in Bogota, Colombia after transformation. Source: semana.com

I personally believe that without strong, visionary leaders and long-term plan for the city, the new public spaces at the moment in Hanoi will only serve some groups of people. These public spaces just do not work and do not benefit for the city. If there is no solution to solve the problems, the city will become more separated, there will be more socials conflicts in the society. In the end, sustainable development will not be able to achieve.

Cá nhân tôi tin rằng, nếu không có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và một kế hoạch phát triển lâu dài cho thành phố, những không gian công cộng hiện tại ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh chỉ phục vụ lợi ích cho một số nhóm người. Những không gian công cộng này không mang nhiều ý nghĩa cho thành phố. Và nếu không tìm ra giải pháp, thành phố sẽ càng ngày bị chia cắt, sẽ càng có nhiều sự bất bình đẳng xã hội và cuối cùng khó mà đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Hà Đức Cương – EGO Team