Lilypads – Floating city solution for rising sea levels / Lilypads – Thành phố nổi giải pháp cho mực nước biển dâng
Lilypad was designed by a Belgian architectural company, led by architect Vincent Callebaut. The project is a floating city on water, has a maximum capacity of 50,000 and is very environmentally friendly. Lilypad is a design plan proposed at the 2008 International Ocean Conference, aiming to solve the four biggest environmental challenges: climate change, lack of fresh water, biodiversity and health. . Inspired by the water lily of the Amazon region (Amazonia Victoria Regia) but 250 times larger in size, this city is highly appreciated because it produces more energy than it consumes and completely recycles its products. waste products.
Lilypad được thiết kế bởi công ty kiến trúc của Bỉ, do kiến trúc sư Vincent Callebaut chủ trì thiết kế. Dự án là một thành phố nổi trên mặt nước, có sức chứa tối đa 50.000 và rất thân thiện với môi trường. Lilypad là phương án thiết kế được đưa ra trong Hội nghị quốc tế về Đại dương năm 2008, nhằm giải quyết bốn thách thức lớn nhất về môi trường đó là: biến đổi khí hậu, thiếu nước ngọt, đa dạng sinh học và sức khoẻ. Lấy cảm hứng từ bông hoa súng ở vùng Amazon (Amazonia Victoria Regia) nhưng với kích thước lớn hơn 250 lần, thành phố này được đánh giá cao bởi ở đây sản xuất nhiều năng lượng hơn là tiêu thụ và tái chế hoàn toàn các sản phẩm chất thải.
Lilypad – Thành phố nổi cho người tị nạn khí hậu
2100 – Một số lượng lớn người tị nạn do thay đổi môi trường
Ngoài hoạt động của con người, khí hậu ấm lên và mực nước biển tăng lên. Theo nguyên lý của Archimedes và ngược lại với các quan niệm ban đầu, sự tan chảy của băng Bắc Cực sẽ không làm thay đổi sự tăng lên của mực nước chính xác như một cục đá tan trong một cốc nước không làm cho mực nước của nó tăng lên. Tuy nhiên, có hai hồ băng khổng lồ không nằm trên mặt nước và sự tan chảy của chúng sẽ chuyển lượng nước xuống biển, dẫn đến sự tăng lên của mực nước biển. Đó là các tảng băng ở Nam Cực và Greenland, ngoài ra là các sông băng ở lục địa. Một lý do khác của việc tăng mực nước biển và điều này không có liên quan gì đến băng tan đó là sự giãn nở nước dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.
Theo dự báo ít gây lo ngại của GIEC (nhóm liên minh chính phủ về sự phát triển của khí hậu), mực nước đại dương sẽ tăng từ 20 đến 90 cm trong thế kỷ 21 với hiện trạng là 50 cm (so với 10 cm trong thế kỷ 20) . Theo tài liệu khoa học quốc tế thì nhiệt độ cao 1 ° C sẽ dẫn đến mực nước tăng 1m. Mức tăng 1m này sẽ gây thiệt hại về mặt đất khoảng 0,05% ở Uruguay, 1% ở Ai Cập, 6% ở Hà Lan, 17,5% ở Băng la đet và lên đến 80% ở các đảo san hô Majuro thuộc Châu Đại Dương (như các hòn đảo Marshall và Kiribati, quần đảo Maldives).
Nếu những mét ngập đầu tiên không phải là quá quan trọng với hơn 50 triệu người bị ảnh hưởng ở các nước đang phát triển, tình hình sẽ tồi tệ hơn với những mét nước ngập thứ hai. Các quốc gia như Việt Nam, Ai cập, Bănglađét, Guyana hoặc Bahamas sẽ bị ngập lụt ở những vùng trũng nhất và những cánh đồng màu mỡ nhất của họ bị phá hủy bởi sự xâm nhập của nước mặn làm hư hại các hệ sinh thái địa phương. New York, Bombay, Calcutta, thành phố Hồ Chí Minh, Thượng Hải, Miami, Lagos, Abidjan, Djakarta, Alexandria … không những 250 triệu người tị nạn vì khí hậu mà 9% của GDP bị đe doạ nếu chúng ta không xây dựng sự bảo vệ liên quan đến mối đe dọa này. Điều này thách thức trí tưởng tượng của chúng ta về các ý tưởng liên quan tới sinh thái!
Mực ước đang dâng lên không được ghi trong chương trình nghị sự của Hiệp định Grenelle về môi trường ở Pháp, nó là nguyên nhân của khủng hoảng môi trường và cuộc di cư thời tiết để vượt qua từ chiến lược phản ứng khẩn cấp tới chiến lược thích ứng lâu dài. Thật đáng ngạc nhiên, trong khi một số hòn đảo chuẩn bị biến mất thì thấy rằng việc quản lý sự gia tăng mực nước đại dương dường như không khiến các chính phủ lo lắng về một sự đo lường trước . Đáng ngạc nhiên hơn khi thấy rằng các dân cư các nước phát triển tiếp tục đổ xô về phía duyên hải để xây dựng các khu vực ở đó; những ngôi và các tòa nhà dành riêng cho một trận lũ lụt nhất định.
By EGO Landscape
(Theo Arch20)