Popular layouts in landscape design / Những cách phối trí phổ biến trong thiết kế cảnh quan

Just like the architectural elements that create the space of a house such as floors, walls and ceilings – natural landscape elements also have the ability to create spaces of various large, medium and small scales in different places. urban centers and public spaces.

Giống như các yếu tố kiến trúc tạo nên không gian một ngôi nhà như sàn, tường và trần – các yếu tố cảnh quan tự nhiên cũng có khả năng tạo ra không gian với nhiều quy mô lớn, vừa và nhỏ khác nhau ở những trong lòng đô thị và các không gian công cộng.

Theo kiến trúc sư cảnh quan Brazil Benedito Abbud, “Cảnh quan là một dạng biểu hiện nghệ thuật duy nhất mà trong đó năm giác quan của con người tham gia vào quá trình cảm nhận không gian. Trong khi kiến trúc, hội họa, điêu khắc và các nghệ thuật thị giác khác chỉ sử dụng và lạm dụng thị giác, nghệ thuật cảnh quan còn liên quan đến mùi, thính giác, hương vị và xúc giác, tạo nên những trải nghiệm giác quan phong phú bằng cách thêm các trải nghiệm nhận thức đa dạng và đầy đủ nhất. Một khu vườn càng có thể tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ tới tất cả các giác quan, nó càng hoàn thành tốt vai trò của nó. “

Dưới đây chúng tôi liệt kê một số nguyên tắc chính của nghệ thuật cảnh quan. Bạn hãy xem và tìm hiểu lý do tại sao bạn không bao giờ nên sắp xếp vị trí các cây một cách ngẫu nhiên tùy ý như thường làm.

Các yếu tố cảnh quan tự nhiên cũng giống như các yếu tố trong kiến trúc

 
Cũng như các yếu tố kiến trúc, thực vật cũng có thể tạo ra các không gian giống như các không gian kiến trúc bằng việc sử dụng các loại vật liệu cây xanh khác nhau như thảm cỏ, cây bụi, cây bóng mát,… Các yếu tố của một không gian kiến trúc như sàn, tường, trụ và trần đều có thể được tạo ra bằng các chủng loại cây phù hợp. Cây bụi có xu hướng tạo cảm giác kín đáo và gần gũi cho không gian, trong khi đó thảm cỏ và đá biến nền đất thành yếu tố giống như sàn nhà.

Việc sử dụng thảm thực vật trong cảnh quan sẽ tạo ra sự phân định khác nhau của các không gian trong các mặt phẳng ngang (như sàn và trần) cũng như trong một mặt phẳng thẳng đứng (tường, hàng rào hoặc cột).

Không gian mở và những khu vực rộng lớn

Mặc dù một số nơi những cây bóng mát được trồng để tạo bóng râm hoặc đôi khi chúng tạo nên sự che chắn. Tuy nhiên ở các không gian mở, thoáng rộng,  những lùm cây lại tạo nên những cách thức sử dụng không gian thoe rất nhiều cách khác nhau: đó có thể là nơi người ta thư giãn, tổ chức hoạt động cắm trại, picnic, BBQ hay là nơi dạo chơi với những con thú cưng do họ nuôi.

Các không gian mở sẽ khiến chúng ta gặp phải vấn đề lớn với mặt trời và cái nóng, đặc biệt là vào những ngày hè, vì vậy việc sử dụng một số yếu tố mặt nước tạo độ ẩm như các hồ nước, bể cảnh hay đài phun có thể giúp ích. Hình dàng và độ đậm đặc của các tán cây cũng ảnh hưởng tới sự lưu thông của các luồng gió.

Các cách phối trí cây xanh theo nhóm trong thiết kế

Một trong những công việc của các dự án thiết kế cảnh quan là việc tạo ra các khu vực công năng dành cho hoạt động khác nhau. Một vị trí xác định nào đó của một yếu tố cảnh quan sẽ tạo ra một không gian khác nhau và có thể biến một vùng xác định thành một không gian rõ ràng với một công năng sử dụng cụ thể, hoặc cũng có thể để không gian mở và các hoạt động diễn ra trong đó biến đổi theo đối tượng sử dụng như cái cách mà hầu hết các hoạt động diễn ra trong công viên công cộng.

Dưới đây là một số hình mẫu tiêu chuẩn của bố cục cây xanh và tác dụng của chúng trong việc tạo không gian.

Bố cục tuyến tính: Khi phối trí theo cách tuyến tính (dạng thẳng, trồng thành hàng), cây hoặc các loài có cùng chiều cao có xu hướng tạo ra các mặt phẳng thẳng đứng, giống như là hệ cột và tưởng ở các hành lang. Bạn có thể sử dụng loài cây có mật độ tán lá của cây và chiều cao để có kết quả không gian khác nhau.

Trong trường hợp các loài có ngọn cây lớn hơn hoặc tán xòe, cách phối trí này có thể giống với trần nhà tự nhiên và có thể bao phủ các khu vực rộng lớn với các cột trụ ít hơn. Nếu muốn phối trí bớt đơn điệu và trông tự nhiên hơn ta nên sử dụng một số loài cây và chiều cao khác nhau sẽ có xu hướng tạo ra sự tự nhiên trong nhận thức về không gian.

Bố cục tam giác: Theo các này các cây sẽ được trồng vào 3 đỉnh của một tam giác đều. Tạo thành những bức tường cây lớn bởi vị trí so le giữa các cây. Cách này thường được áp dung khi cần trồng cây ở các vùng biên của khu vực thiết kế. Khả năng tạo thành hàng rào cản âm, giảm tiếng ồn và khói bụi phụ thuộc vào mật độ tán lá dày hay thưa và chiều cao của các cây.

Bố cục theo đường cong: Khi phối trí cây theo đường cong hoặc đường ngoằn ngoèo uốn lượn, sẽ tạo ta sự chuyển động về mặt thị giác. Cách phối trí này thường được áp dụng khi phối trí cây xanh xung quanh các không gian mặt nước, các đồi cỏ nhấp nhô, hay những khu vực đường dạo bộ trong công viên.

Bố cục ZigZag: Cách thức bố cục này bao gồm nhiều hàng cây liên tục bị thay đổi góc 60º. Tạo nên và các không gian được tạo bởi các hàng cây ở góc 60 độ là vị trí tốt để bố trí các điểm nhấn hoặc tiện ích. 

 

Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn không bao giờ bố trí một cách ngẫu nhiên một cách tùy ý mà không có chủ đích, , vì nó có thể gây ra vấn đề trong quá trình thi công xây dựng.


Tài liệu tham khảo:

ABBUD, Benedito. Criando Paisagens – guia de Trabalho em Arquitoetura paisagística. São Paulo: Biên tập viên Senac, 2006.