Part 2 – Color in landscape design / Phần 2 – Sắc màu trong thiết kế đô thị
Sắc màu trong thiết kế đô thị – Màu thời gian.
Hội an !
Hà Nội !
Gion-Tokyo !
The old streets of the above cities are woven like a lacquer painting with ancient red and yellow maple walls. Like a long sleep that refuses to wake up, lying silently and not being caught up in the rhythm of the times, these cities still maintain an ancient, quiet look. Sometimes we will feel simple and surprised at the old and broken things that still have persistent vitality. Resilient cities defy the ravages of time. Hoi An still has many impressions in me about its small, warm and simple. The yellow walls were tarnished by the morning sunlight, the tiled roofs were still sleeping in the morning dew, and the moss was covered. There was a time when we gathered some friends who had free time to hang out in Hoi An. On a Saturday or Sunday afternoon, we were overwhelmed with people. In the evening, the yellow light makes the space warm. Lanterns and flower lights of all colors make the night city sparkling. Who said it was a dark night? Hanoi with its 36 streets is like a break in a noisy song. Hanoi is uniquely beautiful with all the spaces and colors in its thirty-six streets. Another characteristic of the old town is the architecture of ancient houses in the shopping district. The ancient houses are mainly tube houses, tilted tile roofs, and irregular store fronts. Images of ancient houses and tiled roofs have entered painting and poetry. These houses were mainly built in the 18th – 19th centuries. Before that, most of them had thatched roofs. Only a few rich houses and houses of overseas Chinese had tiled roofs. Yellow walls, red tiles, and colorful stalls make Hanoi’s old town more lively than Hoi An.
Những trục phố cổ của những thành phố trên được dệt nên như bức tranh sơn mài với sắc đỏ vàng tường phong cổ kính. Như một giấc ngủ dài không chịu tỉnh, nằm im lặng và không bị cuốn vào nhịp đập của thời đại, những thành phố này vẫn giữ vẻ cổ kính, trầm mặc. Đôi khi ta sẽ thấy bình dị và ngạc nhiên trước những cái xưa cũ và đổ vỡ mà vẫn còn đó sức sống dai dẳng. Những thành phố lì lợm bất chấp sự tàn phá của thời gian. Hội An vẫn còn đó nhiều ấn tượng trong tôi về sự nhỏ bé ấm áp, bình dị. Những tường vàng hoen hoen màu nắng sớm mai, mái ngói còn ngủ yên trong sương sớm, rêu kín mịt. Có lần tụ tập mấy đứa bạn rảnh lượn hội an, chiều thứ bảy chủ nhật ngợp người là người. Buổi tối ánh đèn vàng làm không gian ấm áp hẳn. Đèn lồng, đèn hoa đăng đủ mọi sắc màu làm lung linh phố đêm. Ai bảo là đêm đen! Hà Nội với 36 phố phường như một quãng nghỉ trong một bản nhạc nhiều tạp âm.Hà Nội đẹp nét riêng với đủ mọi không gian, màu sắc trong ba mươi sáu phố phường. Một đặc trưng nữa của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII – XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói. Tường vàng , ngói đỏ, và những gian hàng nhiều sắc màu làm cho phố cổ Hà Nội sinh động hơn Hội An.
Khác với sắc cổ của những khu phố ở Việt Nam, ở Nhật Bản, phố Gion ,Tokyo cho một cảm giác buồn và lạnh khi mà cả khu phố là gam màu nâu trầm và đá xám. Gion lặng lẽ trong sự sầm uất và sôi động của Tokyo, giữ nguyên nét cổ kính mặc kệ sự cám dỗ của thời đại. Khu phố cổ này tọa lạc tại vùng thượng nguồn dòng sông Kamo, nơi còn giữ được nhiều cảnh quan truyền thống của nước Nhật xưa. Ban đêm những tia sáng huyền ảo từ đèn lồng như đưa thành phố đi vào miền cổ tích gợi nhớ lại những câu chuyện hiệp khách Samurai thời trung cổ.
Màu của không gian trong phân vùng cảnh quan đô thị vùng nội đô, vùng ven, vùng vành đai cách ly, giữa các khu công nghiệp và đô thị mỗi vùng trong quy hoạch cho một diện màu khác nhau. Vùng nội đô mật độ xây dựng cao, màu xanh nhường chỗ cho màu đỏ của ngói, màu xám, màu trắng, màu của sơn, của gạch. Vùng ven đô xem kẽ những mảng xanh lớn của đồng ruộng, vườn tược là những cụm làng. Làng quê Việt Nam với tường vàng ngói đỏ, nay cũng đang dần đô thị hóa, mái không còn ngói đỏ tươi nữa. Vùng vành đai cách ly là mảng màu xanh lục, đó cũng là vùng trồng cây ăn quả, vùng nông nghiệp kết hợp đất dự trữ cho quá trình mở rộng đô thị. Vùng cảnh quan ven đô sẽ giống như một vành đai xanh bọc lấy đô thị mà hạt nhân là các khu trung tâm.
Con người cũng là một yếu tố cấu thành nên cảnh quan, không chỉ thế còn góp phần vận hành và phát triển cảnh quan qua các thời kì, con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ tạo nên những nét đặc thù riêng cho cảnh quan từng vùng. Những thiết kế tổng quan cũng quan tâm đến đại bộ phận số đông người sử dụng. Tùy vào từng dân tộc vùng miền , nhóm người và cá tính tập tục mà những thiết kế sẽ khác nhau, mang màu sẵc đặc trưng riêng cho từng vùng miền. Cảnh quan Châu Á sẽ có phần rậm rạp hơn cảnh quan châu Âu. Trong khi những vùng nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều cần bóng mát cho mùa hè và những ngày nắng thì khu vực ôn đới và hàn đới lại cần cây cắt tỉa gọn gàng vì xu hướng đón nắng. Màu của Châu Á cũng rực rỡ hơn màu của Châu Âu. Những cây bóng mát tán rộng đa phần có hoa, mùi hương nồng và thu hút con trùng hơn hơn những cây tán hẹp lá kim. Màu của cây lá kim thường sậm hơn màu lá cây tán rộng. Mắt người trong quá trình nhận diện màu và hình ảnh cũng bị chi phối bởi môi trường cảnh quan xunh quanh. Đó là lí do vì sao màu sắc của các nước Châu Á thường rực rỡ hơn vì quá trình tiếp xúc môi trường với cường độ ánh sáng mạnh và nhiều hơn màu sắc của cảnh vật rực rỡ hơn, cách nhận thức điều phối và kiểm soát màu sắc vì thế tươi hơn so với các nước phương Tây. Việc cảm nhận màu sắc còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, có người có thể nhận biết được vài trăm màu nhưng cũng có người chỉ nhận biết được vài chục màu.
Nếu ví đô thị là một thực thể sống và cảnh quan là lớp áo khoác lên làm tăng vẻ đẹp của đô thị thì việc chọn bộ trang phục đó màu sắc ra sao như nào cũng là một phần quan trọng không thể thiếu được trong khi thiết kế. Màu sắc chi phối không gian và cảm xúc của người sử dụng, có ảnh hưởng rõ rệt trong việc hình thành đặc trưng không gian cảnh quan. Nó cũng gián tiếp hình thành nên phần nào cá tính mỗi người, mỗi người với cái tôi riêng biệt lại hình thành nên những không gian màu đặc trương riêng, tôi gọi đó là từ trường sống.
Hồng Dung – EGO Team