Thirst for landscape – Stories of walking and landscape 5km/h / Cơn khát cảnh quan – Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

The scene of the train passing through the small strait to reach Venice was so surreal, I felt like I was sitting on a train car gliding across the water in the famous animated movie Spirited away. Surely filmmaker Hayao Miyazaki, when he came to Italy, was very impressed with this railway and recreated it in his imaginary world. When the train stopped completely, we knew we were entering a place very different from the rest of the world. Welcome to Venice, a city with no cars, no motorbikes, no bicycles, only pedestrians and boats. Some people call this a 5km/h city because when you get here, besides the boat, you can only walk. The feeling of leisurely strolling in this city is so strange, so different. If you don’t walk, you can’t see a girl cleaning up her dog’s “products” by hand and then “disposing of them”. ” into the trash. Vietnamese people probably never dare to do this dirty work.

Khung cảnh đoàn tàu đi qua eo biển nhỏ để tới Venezia thật vô thực, tôi có cảm giác như được ngồi lên toa tàu lướt trên mặt nước trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Spirited away. Chắc hẳn rằng nhà làm phim Hayao Miyazaki khi đến Ý đã rất ấn tượng với tuyến đường sắt này và tái hiện lại trong thế giới tưởng tượng của ông. Khi tàu dừng lại hẳn ga, chúng tôi biết rằng mình đang bước chân vào một nơi chốn rất khác với phần còn lại của thế giới. Chào mừng đến với Venezia, một thành phố không xe hơi, không xe máy, không xe đạp, chỉ có người đi bộ và tàu bè. Có người gọi đây là thành phố 5km/h vì khi đến đây, ngoài thuyền ra bạn chỉ có thể đi bộ. Cảm giác được ung dung thư thái tản bộ ở thành phố này thật lạ, thật khác biệt, nếu không đi bộ bạn không thể nhìn thấy một cô gái đang dọn “sản phẩm” của chú cún cưng của mình bằng tay rồi “phi tang” vào trong thùng rác. Người Việt Nam có lẽ không bao giờ dám làm công việc dơ bẩn này.

Tôi e là nếu nói về chuyện đi bộ ở Venice sẽ bị lạc trong hàng trăm ngàn mê cung đường phố và kênh rạch của nó, có quá nhiều thứ để kể nên có lẽ sẽ viết sâu vào một ngày nào đó. Nếu các bạn muốn biết thêm, hãy mua một vé tới Venice !

Cơn khát cảnh quan - Tập 2 - Chuyện đi bọ và cảnh quan 5km/h

Venice là thành phố 5km/h với nhiều chi tiết trong trường nhìn con người, tỉ lệ thân thiện với con người. Nguồn http://curateandcreate.com

Chuyện đi bộ là chuyện muôn thuở, ai cũng nhắc tới, nhưng ở góc nhìn của những người làm quy hoạch, kiến trúc hay cảnh quan, theo tôi không ai viết hay và sâu sắc hơn Jan Gehl, người đã góp phần làm thủ đô Copenhagen của Đan Mạch trở thành một hình mẫu lí tưởng về một thủ đô đáng sống trên thế giới và là nơi mà người đi bộ, người đi xe đạp được ưu tiên hàng đầu.

Phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung vào những suy nghĩ và cái nhìn của ông về đề tài đi bộ tại các thành phố, lấy đó làm cơ sở về thực tiễn lẫn lý thuyết để nhìn nhận về tình hình ở các đô thị của Việt Nam. Hầu hết thông tin trong bài viết được trích trong cuốn sách ” Cities for people” của ông.

Bạn có thừa nhận với tôi là một trong những khoảng khắc đáng nhớ nhất trong đời là ngày mà một đứa trẻ đứng lên và bước đi lần đầu tiên trong đời không ? Hẳn là vậy. Con người đã tiến hóa để di chuyển bằng đôi chân và tiến về phía trước, thật khó để đi lùi hoặc quay đầu ngay lập tức. Tương tự như vậy, giác quan của chúng ta đã tiến hóa một cách chậm chạp để thích nghi với việc đi bộ và theo chiều nằm ngang.

Tứ chi mặt mũi giác quan con người được thiết kế để phù hợp với việc di chuyển theo trục tuyến, phía trước và phương ngang. Do đó các tuyến đi, đường phố, các boulevard là những không gian phù hợp với giác quan con người. Khi chúng ta đi bộ với vận tốc bình thường 5km/h, chúng ta có thời gian để quan sát những gì đang diễn ra phía trước. Nếu chúng ta gặp ai đó, chúng ta có thể thấy họ trong khoảng cách 100m. Với khoảng cách đó sẽ mất khoảng 60-70 giây để tiếp cận. Trong một trường không thời gian như vậy, các giác quan có cơ hội để tiếp nhận, xử lí thông tin và phản ứng với tình huống trong đó. Thậm chí khi chạy với tốc độ 10-12km/h, giác quan con người vẫn có thể xử lí thông tin và kiểm soát được tình huống. Những người đi xe đạp với vận tốc cao hơn 15-20km/h cũng có thể giữ được mối liên lạc giác quan tốt với những thứ xung quanh. Những vụ tại nạn trên đường giao thông là một ví dụ thực tế cho thấy tốc độ thấp quan trọng với chúng ta như thế nào để có đủ thời gian thấy những hoạt động xảy ra.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Trường quan sát của con người cho thấy chúng ta nắm bắt thông tin theo phương nằm ngang, bên dưới hơn là không gian ở phía trên. Nguồn: www.pinterest.com

Với những vận tốc lớn hơn đi bộ hay chạy, cơ hội được nhìn và hiểu của con người bị giảm đi đáng kể. Ở những thành phố cổ nơi mà giao thông dựa trên tốc độ đi bộ, không gian và các tòa nhà đã được thiết kế dựa vào quy mô 5km/h. Không gian dành cho người đi bộ không chiếm quá nhiều và có thể dễ dàng xoay xở trong không gian hẹp. Họ có đủ thời gian và sự nhàn rỗi để nghiên cứu những chi tiết của những căn nhà trong trường nhìn của họ, từ gần đến xa.

Như vậy, kiến trúc 5km/h dựa vào những ấn tượng về giác quan con người, các không gian nhỏ, các tòa nhà gần gũi nhau, cùng với nhiều chi tiết, nhiều mảng miếng và nhiều hoạt động diễn ra sẽ làm giàu có, đa dạng thêm trải nghiệm về giác quan.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Kiến trúc 5km/h là kiến trúc dành cho con người. Nguồn: da.wikipedia.com

Lái một chiếc xe ở vận tốc 50,80,100 km/h chúng ta mất cơ hội để nắm bắt những chi tiết và quan sát người khác. Với tốc độ cao như vậy, không gian cần rộng hơn, các biển báo, thông tin cần được đơn giản và khuếch đại để tài xế và hành khách có thể tiếp nhận thông tin.

Ở tốc độ 60km/h, quy mô của không gian sẽ lớn hơn, đường rộng hơn. Các công trình được thấy ở khoảng cách xa và chỉ những thứ tổng quan nhất mới được cảm nhận. Vì thế kiến trúc mà dựa trên tốc độ của xe cộ sẽ không thú vị và nghèo nàn. Chúng ta thử lấy hình ảnh được phố giữa Venice và Dubai để so sánh. Một thành phố với những con đường nhỏ, nhiều chi tiết, nhiều khoảng mở, tỉ lệ thân thiện với con người mang lại sự phong phú về trải nghiệm và ấn tượng về giác quan. Còn một thành phố với các không gian siêu lớn, các tín hiệu to, các công trình cao lớn, đồ sộ và ô nhiễm tiếng ồn.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Dubai. Thành phố 60km/h. Các tỉ lệ và chi tiết đều được thiết kế cho các phương tiện giao thông. Nguồn: www.bethandjon.com

Chất lượng sống của một thành phố rất quan trọng về giao thông cho người bộ, mặc cho đó là do cần thiết hay do chủ quan muốn có giao thông đi bộ. Chất lượng sống của thành  phố phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng không gian ở tầm mắt của con người, và nó nên được xem như là quyền cơ bản của con người bất cứ nơi đâu họ đến.

Các thành phố nên mang lại những cơ hội để mọi người đi bộ, đứng, ngồi, ngắm nhìn lắng nghe và nói chuyện. Nếu những hoạt động căn bản này được diễn ra ở những điều kiện tốt, những hoạt động khác có thể dễ dàng đưa vào trong cảnh quan dành cho con người (human landscape). Trên tất cả, từ quy hoạch tới thiết kế cảnh quan, việc để tâm tới những tỉ lệ nhỏ là điều quan trọng nhất, trong khi đó quy hoạch truyền thống lại được thực hiện từ trên máy bay, tỉ lệ từ trên bầu trời, vì vậy, muốn làm thành phố đáng sống cho con người, cần tránh thiết kế từ một tỉ lệ phi con người như vậy.

Mang lại trải nghiệm thoải mái cho người đi bộ trong các thành phố là rất quan trọng, trung bình một chuyến đi bộ khoảng 450m mất tầm 5 phút, một chuyến đi bộ 900m mất chừng 10 phút với tốc độ 5.4 km/h. Một cách tự nhiên, những con số này có thể thực tế nếu không gian di chuyển không đông đúc và mọi người di chuyển không có trước ngại vật hay khoảng nghỉ. Một khoảng cách đi bộ chấp nhận được là một khái niệm tương đối. Một vài người rất hạnh phúc đi bộ hàng km, trong khi đó khoảng cách ngắn cũng đã khó khăn cho người già, người khuyết tật và trẻ em. Trung bình, đi bộ trong khoảng 500m là chấp nhận được đối với nhiều người.  Nếu vỉa hè có chất lượng tốt và tuyến đường thú vị để đi, người ta sẵn sàng đi bộ xa hơn. Ngược lại, mong muốn được đi bộ sẽ giảm xuống nếu tuyến đường kém thú vị và cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp đó đi bộ 200 hoặc 300m xem ra đã đủ xa.

Khoảng cách 500m được xem là chấp nhận được, nó được thấy ở kích thước của nhiều trung tâm thành phố, đặc biệt là Châu Âu (Copenhagen, Zurich, Roma). Diện tích khu vực trung tâm ở các thành phố này vào khoảng 1km2. Điều này nghĩa là việc di chuyển trong khoảng cách 1km sẽ mang lại cho người đi bộ trải nghiệm hầu hết các chức năng chính trong thành phố.

Thậm chí những siêu đô thị  như London, Newyork, Tokyo đều có những tiểu trung tâm để phù hợp với quy luật này cho dù chúng lớn đến đâu.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Một góc khu phố cổ ở Kyoto. Nguồn: flicker.com

Nếu chúng ta nhìn lại những bức tranh đô thị cách đây 100 năm, người đi bộ có thể di chuyển rất thoải mái và không bị cản trở ở các hướng. Các thành phố vẫn là thành trì cho người đi bộ, với xe ngựa xe đẩy và xe hơi vẫn là những kẻ ngoại đạo.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Hình ảnh mọi người thong thả đi bộ tại một con phố ở London những năm 1900. Nguồn: reddit.com

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Sự xâm lấn vỉa hè của các phương tiện giao thông tại Việt Nam.Nguồn: www.tuoitrenews.vn

Cho đến thế kỉ 20 và thế kỉ 21, mọi chuyện hoàn toàn bị đảo ngược, hầu hết tất cả các tuyến đường và không gian của các thành phố trên thế giới đều thiết kế để phục vụ cho phương tiện giao thông, mặc cho một thực tế rằng số lượng người đi bộ vẫn áp đảo số lượng tài xế, và rõ ràng diện tích vỉa hè nhỏ hơn rất nhiều diện tích đường cho phương tiện. Nếu như mật độ người đi bộ tăng và diện tích vỉa hè không thay đổi, việc “tắc vỉa hè” là điều không thể tránh khỏi (hiển nhiên đúng với Việt Nam khi thực tế vỉa hè dành cho hàng quán và xe máy), điều này sẽ gây khó khăn cho người già, người khuyết tật và trẻ em. Thực tế đó diễn ra ở các nước phát triển cũng như đang phát triển với quy mô và tính chất khác nhau. Ngoài ra, số lượng vật cản và những tín hiệu giao thông ngày càng tăng đã làm việc đi bộ trở nên khó chịu. Trung bình ở London, tại một khu vực điển hình, người đi bộ hàng ngày bị gián đoạn phiền nhiễu bởi 13 chướng ngại vật và quy tắc giao thông. Thậm chí ở Alelaide, Nam Australia, những tuyến phố ở trung tâm, người đi bộ phải đối mặt với không ít hơn 330 chướng ngại tín hiệu giao thông. Con người trên hành tinh đang tốn rất nhiều thời gian vào việc chờ đợi tín hiệu giao thông. Theo thống kê, thời gian chờ đèn giao thông có thể rơi vào 15%, 25% thậm chí 50% tổng thời gian đi bộ, điều đó thật chán chường.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Chờ đợi tín hiệu tín hiệu giao thông chiếm rất nhiều thời gian đi bộ của mọi người. Nguồn: static.standard.co.uk

Nhưng một vài thành phố đang làm và nỗ lực rất nhiều để đảo ngược tình hình. Từ năm 1962, Copenhahen cho mở tuyến đi bộ đầu tiên, từ đó đến 1995 đã mở rộng tuyến đi bộ trong trung tâm từ 1 đến 4 tuyến phố, diện tích tăng từ 21500m2 lên tới 71000m2 tổng thời gian chờ tại con phố điển hình Stroget chỉ là 3%, người ta chỉ mất 12 phút để đi xuyên qua trung tâm thành phố, nhưng thực tế là người ta dành nhiều thời gian để ghé lại vì có rất nhiều thứ thú vị. Bằng chứng là số lượng ghế ngồi của các quán cafe ngoài trời đã tăng 50% kể từ năm 1986.

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Với những nỗ lực và tầm nhìn của mình, Co.compenhagen đã trở thành một điểm sáng trong xu hướng ưu tiên người đi bộ. Nguồn: da.wikipedia.org

Cơn khát cảnh quan tại Việt Nam - Tập 2 - Chuyện đi bộ và cảnh quan 5km/h

Hội An, một trong những thành phố thân thiện với người đi bộ ở Việt Nam. Nguồn: vietnampremiertravel.com

Các nước đang phát triển cũng đang nhận ra tầm quan trọng của không gian dành cho người đi bộ, một là để cải thiện chất lượng sống và hai là để xây dựng hình ảnh cạnh tranh với các thành phố khác. Tại Việt Nam, có 3 thành phố mở các tuyến đi bộ là: Hà Nội, Sài Gòn và Hội An. Thực tế là chỉ có Hội An làm được triệt để không gian dành cho người đi bộ để giữa hồn phố cổ. Với lượng ô tô, xe máy khổng lồ cùng với bộ máy hành chính như hiện nay, trong 10-15 năm tới người đi bộ và các vỉa hè vẫn sẽ bị xe máy chiếm dụng, quyền lợi cho người đi bộ ở hai thành phố lớn nhất nước vẫn sẽ không được đảm bảo. Nhất là về an toàn giao thông. Nếu không cải cách và có tầm nhìn, chúng ta sẽ không tránh khỏi số phận giống như Jakarta và BangKok, các thành phố lớn này gần như không còn khả năng phục hồi.  Về những tuyến phố đi bộ, tôi thấy tuyến đi bộ quanh Hồ Gươm hấp dẫn và sống động hơn nhiều so với tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Sài Gòn. Dựa trên quan điểm của Jan Gehl, Hồ Gươm có tỉ lệ đường phố nhỏ, nhiều chi tiết ở trường quan sát, thân thiện với con người, nhiều hoạt động văn hóa diễn ra, vì từ xưa Hồ Gươm đã là trung tâm về văn hóa của Hà Nội, nên hành động mở tuyến phố đi bộ đã làm sống lại nét văn hóa xưa giàu có của nó. Còn tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, hai bên đường hiện tại chủ yếu vẫn là các tòa nhà văn phòng, nên các hoạt động văn hóa còn nghèo nàn, không gian đi bộ thiếu bóng mát, không có nhiều ghế ngồi và  chỗ nghỉ cho một tuyến phố dài hơn 1km. Hà Nội  và Sài Gòn không nên dừng lại ở khu vực trung tâm mà còn ở những khu vực khác vì tương lai cả hai sẽ trở thành những siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Với quy mô như vậy, phải chia ra nhiều trung tâm, ưu tiên cho người đi bộ, làm như vậy thì quyền lợi được đi bộ, ngồi, quan sát và lắng nghe của con người mới được đảm bảo, thành phố sẽ trở nên đáng sống hơn.

Đối với tôi, đi bộ và tương tác chính là mấu chốt căn bản để tạo ra sự bền vững về mặt xã hội, trong bài viết trước tôi đã nói về sự sung túc, giàu có về văn hóa của người Ý. Điều đó có được là nhờ văn hóa đi bộ và văn hóa đi xe đạp từ rất lâu của họ. Nhờ vậy sự gần gũi tương tác giữa người với người trở nên thường xuyên hơn, con người càng giao lưu càng chia sẻ thì xã hội càng trở nên bền vững. Vậy nếu người Việt Nam không nhận thấy được rắc rối của các đô thị hiện nay và không học hỏi hay “nhập khẩu” văn hóa của những nền văn minh tiên tiến hơn thì chúng ta sẽ không thể có một xã hội bền vững được, con người sẽ trở nên ích kỷ, hẹp hòi vô cảm hơn.

Có lẽ với nhiều người, khái niệm cảnh quan 5km/h dường như xa lạ nhưng thực chất là việc ưu tiên cho con người. Các nhà quy hoạch gia, kiến trúc sư, hay chính trị gia, khi đặt bút vẽ hay khi ra quyết định, thì hãy làm điều đó cho con người và vì con người, chúng ta đã bước sang thế kỉ 21, hãy bỏ ô tô, xe máy lại ở đằng sau và hãy đi bộ nhiều hơn!

Ths. Hà Đức Cương – EGO Group Team

Tập 1: Quảng trường của nước Ý và ngẫm về cảnh quan công cộng của Việt Nam